Quản trị kinh doanh là một ngành học rộng gồm nhiều chuyên ngành. Thông thường khi nhắc đến quản trị kinh doanh là nhắc đến chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp, ngoài ra còn nhiều chuyên ngành hẹp như quản trị nhân lực, quản trị marketing, quản trị kinh doanh thương mại… Để giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể tìm được vị trí việc làm tốt nhất, sau đây là một số gợi ý về học quản trị kinh doanh ra trường có thể ứng tuyển vào những vị trí nào, ở đâu?
Quản trị kinh doanh là một trong những ngành nghề “lên ngôi” trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0
Ngành Quản trị kinh doanh sau tốt nghiệp làm việc ở đâu?
Sau khi tốt nghiệp, cơ hội việc làm của cử nhân Quản trị kinh doanh rất rộng mở, sinh viên có thể làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau tại các tập đoàn, công ty sản xuất, kinh doanh thương mại, các tổ chức và các siêu thị như: bộ phận kinh doanh, bộ phận marketing, bộ phận hỗ trợ – giao dịch khách hàng, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý nhân sự… với vị trí trưởng phòng, chuyên viên, thư ký và nhiều vị trí công việc quản lý khác.
Sinh viên tốt nghiệp Quản trị kinh doanh có khả năng trở thành CEO quản trị, giám đốc điều hành doanh nghiệp, tự khởi nghiệp, chuyên gia đàm phán thương mại, chuyên gia xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược kinh doanh…
Tự thành lập và điều hành công ty riêng.
Làm giảng viên trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.
Tuỳ theo thế mạnh, sở thích và mong muốn sinh viên sẽ lựa chọn làm việc ở những bộ phận phòng ban trên. Các bộ phận, phòng ban trên dù tên khác nhau nhưng trong quá trình làm việc đều có mối liên quan đến nhau. Những người am hiểu công việc của tất cả bộ phận phòng ban trên là một lợi thế vô cùng lớn.
Tấm bằng Cử nhân Quản trị kinh doanh thực sự có giá trị, là “giấy thông hành” giúp người trẻ định vị bản thân trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh
Học Quản trị kinh doanh ra trường có thể làm ở những vị trí nào?
Qua phân tích bên trên, có lẽ em đã biết được vị trí công việc của một nhân sự ngành Quản trị kinh doanh. Để biết tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh em sẽ làm gì cụ thể. Chúng ta cùng phân tích các vị trí cụ thể ở từng phòng ban nhé.
Tại phòng Kinh doanh:
- Chuyên viên xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh
- Nhân viên kinh doanh,
- Trợ lý kinh doanh (sale admin),
- Nhân viên phát triển thị trường,
- Trưởng phòng kinh doanh,
- Giám sát kinh doanh (sale supervisor)
- Quản lý kinh doanh khu vực (sale area manager),
- Quản lý kinh doanh vùng (Regional sale manager),
- Giám đốc kinh doanh (sale director),
- Giám đốc nhãn hàng…
Tại phòng Marketing:
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường
- Chuyên viên xây dựng chiến lược, kế hoạch marketing
- Chuyên viên tổ chức sự kiện
- Chuyên viên Quản trị các kênh truyền thông: Mạng xã hội, Website, TMĐT,…
- Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu
- Nhân viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng
- Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Marketing
- Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị Marketing, Marketing
- Trưởng/phó phòng kinh doanh, phòng Marketing
- Giám đốc Marketing
Tại phòng Sale:
- Chuyên viên sale
- Chuyên viên bán hàng trực tiếp
- Nhân viên trưng bày
- Trưởng phòng trưng bày,
Tại phòng quản lý nhân sự
- Chuyên viên đào tạo và quản lý nhân lực,
- Chuyên viên tuyển dụng
- Trưởng hoặc Phó phòng nhân sự,
- Giám đốc nhân sự,…
Để theo học ngành quản trị kinh doanh các bạn có thể đăng ký xét tuyển theo các phương thức dưới đây:
Phương thức xét tuyển vào trường
– Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia
– Phương thức 2: Xét tuyển theo học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm;
– Phương thức 3: Xét tuyển theo học bạ kỳ 1 của lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm;
– Phương thức 4: Tổ chức thi tuyển theo đợt tuyển sinh của Trường.
– Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế và kết quả thi THPT
– Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức;
– Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức;
– Phương thức xét tuyển online tại: https://xettuyendaihoc.net/dang-ky-xet-tuyen-truc-tuyen/
IV. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
– Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu);
– Học bạ THPT (bản sao);
– Giấy chứng nhận kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
– Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao);
– Bằng và Bảng điểm các hệ đã học (bản sao);
– Lệ phí xét tuyển: Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– 02 ảnh 3×4 (chụp trong vòng 06 tháng).
V. Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển
– Xét tuyển đợt 1: Từ ngày 15/01/2023 đến ngày 30/03/2023;
– Xét tuyển đợt 2: Từ ngày 01/04/2023 đến ngày 30/08/2023;
– Xét tuyển đợt 3: Từ ngày 01/09/2023 đến ngày 15/12/2023.
VI. Mức học phí
– Hệ đào tạo Đại học: 350.000 VNĐ /tín chỉ
– Hệ đào tạo chất lượng cao: 550.000 VNĐ/tín chỉ.
VII. Nơi tiếp nhận hồ sơ
VPTS: 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0393.861.092