Cuối tháng 1/2022, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký quyết định 146 phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Đề án hướng tới mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số. Cùng với đó, đào tạo ít nhất 1.000 chuyên gia làm lực lượng nòng cốt dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia.
Đề án xác định rõ quan điểm việc nâng cao nhận thức là tiên quyết để thực hiện chuyển đổi số vì nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số. Phổ cập kỹ năng số là chìa khóa để người dân được tiếp cận kiến thức, kỹ năng số để cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, mở ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ số một cách bình đẳng, giúp xây dựng một xã hội số bao trùm và toàn diện.
Phát triển nguồn nhân lực là then chốt để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững, giúp thực hiện thành công các mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Nhân lực ngành CNTT có thực sự cung không đủ cầu?
Theo báo cáo thị trường nhân lực CNTT Việt Nam năm 2021 của TopDev, trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu nhân lực CNTT tại Việt Nam không ngừng tăng cao. Trong năm 2021, Việt Nam cần 450.000 nhân lực CNTT, tuy nhiên, tổng số lập trình viên hiện tại ở Việt Nam hiện là 430.000, có nghĩa là 20.000 vị trí lập trình viên sẽ không được lấp đầy trong tương lai gần.
Sự thiếu hụt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên và các yêu cầu của doanh nghiệp. Cụ thể, hiện nay chỉ có khoảng 16.500 sinh viên (chiếm gần 30%) trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành CNTT đáp ứng được những kỹ năng và yêu cầu của doanh nghiệp cần.
Ông Nguyễn Văn Vũ, Giám đốc công nghệ Appota lại cho rằng, thị trường hiện nay không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia, đặc biệt nhân sự trong ngành này cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch COVID-19, do khả năng làm việc trực tuyến trong ngành cao hơn. Vấn đề là nhân sự chất lượng cao, nhân sự làm được việc.
“Với xu thể chuyển đổi số ở các doanh nghiệp dẫn đến nguồn nhân lực để làm các công việc chuyển đổi số cần rất lớn, sự thiếu hụt cơ bản là do nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên làm rõ vấn đề thiếu hụt giữa nhân sự chất lượng cao, nhân sự làm được việc chứ không phải thiếu nhân sự ngành CNTT chung chung”, ông Vũ nhấn mạnh.
“Sự phát triển của ngành CNTT cũng như sự biến động của thị trường luôn đòi hỏi người làm công nghệ phải học hỏi liên tục, phát triển các kỹ năng toàn diện cũng như khả năng thích ứng nhanh với mọi biến đổi. Đặc biệt nhân sự công nghệ chất lượng cao là đối tượng săn đón của tất cả các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới, chứ không phải chỉ riêng Việt Nam. Vì thế, nhân sự CNTT quan trọng nhất bao nhiêu kinh nghiệm, tính chủ động thế nào, còn bằng cấp chỉ là một thành phần xem xét”, Giám đốc công nghệ Appota khẳng định.
Lương cao nhưng thiếu nhân sự
Bất chấp những tác động của đại dịch Covid-19, công nghệ thông tin (CNTT) vẫn đang là một trong những mũi nhọn của nền kinh tế khi liên tục từ đầu năm đây là ngành có xuất siêu lớn nhất. Bên cạnh đó với mục tiêu của Chính phủ là xây dựng Việt Nam thành một quốc gia số vào năm 2030, có thể nhận thấy CNTT chính là tương lai của đất nước. Tuy nhiên nhân lực chưa theo kịp nhu cầu phát triển, đặc biệt là đội ngũ chất lượng cao vẫn luôn là rào cản cho lĩnh vực này.
Trên thực tế nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho ngành CNTT cũng đang ở mức cao nhất từ trước tới nay. Với khoảng hơn 45.000 doanh nghiệp trong ngành đang hoạt động ở Việt Nam, nhu cầu việc làm trong 2021 đang vào khoảng hơn 117.000 nhân lực tăng tới 36% so với năm 2020.
Không chỉ tăng mạnh về số lượng, mức lương được doanh nghiệp chi cho nhân lực CNTT, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao cũng đang ở mức kỷ lục. Từ mức cơ bản nhất là 342 USD/tháng cho đến tối thiểu là hơn 2.000 USD/tháng cho các vị trí đòi hỏi kinh nghiệm và chuyên môn cao hơn. Dự kiến mặt bằng này sẽ tiếp tục được tăng mạnh trong thời gian tới.
Tuy nhiên để tuyển dụng được nhân sự cho những mảng đang là xu thế, có hàm lượng chuyên môn cao thì mức lương “khủng” chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là ứng viên đáp ứng đủ điều kiện lại là vấn đề khác. Có tới hơn 40% các doanh nghiệp CNTT thừa nhận họ đang rất khó khăn để tìm kiếm nhân sự cho các mảng quan trọng như quản lý, giám sát và kiến trúc hệ thống. Cần lưu ý mức thu nhập cho những nhân sự dạng này vào khoảng 1.300 USD cho đến hơn 2.200 USD/tháng.
Hay như nhìn sang lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ được xác định là “trái tim” của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và là điều kiện không thể thiếu để đưa Việt Nam trở thành quốc gia số cũng đang gặp vấn đề tương tự. Trong số 400.000 nhân sự CNTT trong nước mới chỉ có 4.000 người tương đương với 1% có cơ hội tiếp cận và được đào tao chuyên môn về lĩnh vực này.
Đây thực sự là một con số đáng báo động, bởi ngay từ hiện tại, ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới AI đang là công nghệ cốt lõi trong nhiều lĩnh vực như công nghệ tài chính, ngân hàng, y tế … Thậm chí nhiều doanh nghiệp trong nước cũng dần nhìn nhận đây là yếu tố quyết định để tạo ra các dịch vụ, sản phẩm mới và nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu không bù đắp được lượng nhân sự chất lượng cao cho AI, rất có thể Việt Nam sẽ lại một lần nữa lệ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài.
CON SỐ ẤN TƯỢNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN: CẤP BẬC PHỔ BIẾN NGÀNH IT
Cũng giống như tất cả các ngành nghề khác, đối với lĩnh vực Công nghệ thông tin cũng sẽ đi từ thấp nhất và thăng tiến dần dần theo dòng chảy sự phát triển của mỗi người.
Con số ấn tượng về ngành Công nghệ thông tin đối với cấp bậc phổ biến hiện nay như thế nào?
Dưới đây là các con số ấn tượng về ngành Công nghệ thông tin đối với cấp bậc phổ biến hiện nay:
– Chưa tốt nghiệp (Under – Graduate): Chưa tốt nghiệp nhưng đã đi làm và có lương cao thì hầu như là những bạn cực kỳ xuất sắc. Vì thế xác suất trong số này chỉ chiếm tỉ lệ 1%.
– Thực tập sinh (Intern): Thực tập sinh là những sinh viên năm cuối hoặc những bạn có ý định học việc tại các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp. Hầu hết mọi người đều sẽ bắt đầu từ vị trí này. Một số thực tập sinh sẽ được trả lương. Nhưng lương rất thấp và mang tính hỗ trợ.
– Mới vào nghề (Junior): Là những người đã đi làm chính thức nhưng số năm kinh nghiệm không cao. Thường là từ 1 đến 2 năm.
– Lão làng chuyên nghiệp (Senior): Là những người làm trong lĩnh vực IT lâu năm, có nhiều trải nghiệm cũng như là kinh nghiệm thực tế. Thường là có kinh nghiệm ít nhất 5 năm trở lên.
– Trưởng nhóm/trưởng bộ phận (Leader): Người dẫn dắt và quản lý đội nhóm. Họ có kỹ thuật cao, kinh nghiệm lâu năm và khả năng giải quyết các vấn đề nhanh.
– Quản lý (Manager): Đây là những người thực sự nổi trội cả về mặt kỹ năng, kỹ thuật và quản lý đội nhóm. Tuy nhiên khả năng kỹ thuật không quyết định bạn sẽ làm quản lý.
– Sếp (Director): Sếp hay còn gọi là Boss. Chức vụ này thì khỏi phải nói nhiều thì ai cũng hiểu phải không nào?
Để theo học ngành công nghệ thông tin các bạn có thể đăng ký xét tuyển theo các phương thức dưới đây:
Phương thức xét tuyển vào trường
– Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia
– Phương thức 2: Xét tuyển theo học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm;
– Phương thức 3: Xét tuyển theo học bạ kỳ 1 của lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm;
– Phương thức 4: Tổ chức thi tuyển theo đợt tuyển sinh của Trường.
– Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế và kết quả thi THPT
– Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức;
– Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức;
– Phương thức xét tuyển online tại: https://xettuyendaihoc.net/dang-ky-xet-tuyen-truc-tuyen/
IV. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
– Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu);
– Học bạ THPT (bản sao);
– Giấy chứng nhận kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
– Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao);
– Bằng và Bảng điểm các hệ đã học (bản sao);
– Lệ phí xét tuyển: Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– 02 ảnh 3×4 (chụp trong vòng 06 tháng).
V. Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển
– Xét tuyển đợt 1: Từ ngày 15/01/2023 đến ngày 30/03/2023;
– Xét tuyển đợt 2: Từ ngày 01/04/2023 đến ngày 30/08/2023;
– Xét tuyển đợt 3: Từ ngày 01/09/2023 đến ngày 15/12/2023.
VI. Mức học phí
– Hệ đào tạo Đại học: 350.000 VNĐ /tín chỉ
– Hệ đào tạo chất lượng cao: 550.000 VNĐ/tín chỉ.
VII. Nơi tiếp nhận hồ sơ
VPTS: 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0393.861.092