1. Ngành tài chính ngân hàng là gì?
Là một trong những ngành học thuộc lĩnh vực kinh tế – thương mại, ngành tài chính ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực giao thương, tiền tệ. Với xu hướng hội nhập kinh tế sâu rộng, đa dạng cơ hội nghề nghiệp vậy nên ngành học này luôn có sức hút đối với thí sinh.
Tài chính – Ngân hàng là một ngành liên quan tới tất cả các dịch vụ tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Ngành Tài chính – Ngân hàng có thể chia thành nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau như Ngân hàng, Tài chính bảo hiểm, Tài chính thuế, Phân tích tài chính, Kinh tế học tài chính…
2 : Ngành TC-NH được học gì và ra trường làm gì ? :
* Ngành Tài chính ngân hàng học những gì?
Ngành Tài chính ngân hàng học những gì? chính là chủ đề được quan tâm khá nhiều khi các bạn học sinh tìm hiểu về ngành này. Sinh viên ngành Tài chính ngân hàng được cung cấp kiến thức về lĩnh vực phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa; Nắm bắt kiến thức vững chắc về thực hành các nghiệp vụ trong ngân hàng thương mại hiện đại; có chuyên môn sâu về phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhằm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính.
Bên cạnh đó, người học còn được rèn luyện về bản lĩnh và khả năng tự nghiên cứu khi gặp vấn đề mới, đối đầu và ứng biến nhạy bén khi có rủi ro phát sinh liên quan đến tài chính, tiền tệ.
Theo học ngành Tài chính ngân hàng, bạn được trang bị các môn học cụ thể như: Kinh tế vi mô, Nhập môn tài chính doanh nghiệp, Nguyên lý kế toán, Nguyên lý thống kê, Quản trị học, Phương pháp phân tích định lượng, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Thị trường tài chính, Tài chính công ty đa quốc gia, Thẩm định tín dụng, Thanh toán quốc tế…
Theo học ngành Tài chính ngân hàng sinh viên còn được trang bị các kỹ năng mềm cần thiết để đáp ứng nhu cầu của công việc như kỹ năng giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng, kỹ năng quản lý thời gian, tư duy phản biện, kỹ năng phân tích, làm việc theo nhóm…
** Công việc sau khi ra trường :
Tài chính ngân hàng là ngành học khá rộng. Sinh viên học ngành tài chính ngân hàng có thể hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, tài chính bảo hiểm, tài chính thuế…
Nhiệm vụ chính của người làm về tài chính là đảm bảo tất cả các hoạt động cho toàn hệ thống được vận hành liên tục. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau như:
- Nhà tư vấn tài chính: bạn có thể làm chuyên viên tại các ngân hàng, các công ty tài chính. Sử dụng kiến thức về kinh tế, tài chính để tư vấn cho khách hàng nhằm đáp ứng các mục tiêu về ngắn hạn cũng như dài hạn mà doanh nghiệp đề ra.
- Nhân viên kế toán: nhắc đến kế toán thì dường như ai ai cũng hình dung được công việc mình sẽ thực hiện chính là quản lý chi tiêu, đánh giá và lên kế hoạch chi tiết chi tiêu trong doanh nghiệp của mình.
- Nhân viên kiểm toán: ở vị trí này bạn sẽ là người kiểm tra, phân tích, đánh giá các thống kê của kế toán. Để đưa ra được báo cáo tài chính chi tiết và chuẩn xác nhất.
- Nhân viên tư vấn tài chính: với vị trí công việc này bạn có thể làm việc tại phòng tư vấn tài chính hoặc các công ty trong lĩnh vực tư vấn tài chính. Nhằm cung cấp cho khách hàng thông tin chuẩn xác và đúng đắn nhất khi thực hiện đầu tư về lĩnh vực tài chính.
- Nhân viên ngân hàng: ngoài việc tư vấn các dịch vụ về ngân hàng, bạn cần phải tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến tài chính, đầu tư.
- Chuyên viên phụ trách tài chính, kinh doanh tiền tệ, phân tích tài chính doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, công ty tài chính đa quốc gia, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm.
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng, công ty.
- Ngoài ra, cử nhân tài chính ngân hàng có thể làm việc tại các cơ quan, công ty với vai trò của cán bộ thuế, phụ trách tiền lương, hoặc cũng có thể làm việc tại các công ty chứng khoán, bảo hiểm…
- Có năng lực công tác trong các tổ chức doanh nghiệp và ngân hàng ở các vị trí: giám đốc tài chính, giám đốc điều hành, tổng giám đốc…
3 .Tương lai của ngành :
Nền kinh tế nước nhà đang trong giai đoạn chuyển mình và hội nhập từng ngày, từ đó việc chuyển đổi tiền tệ phải đảm bảo được vận hành liên tục để hỗ trợ cho hoạt động kinh tế phát triển. Vì vậy, nguồn lực lao động trong ngành Tài chính – Ngân hàng luôn luôn cần thiết và chưa có dấu hiệu ngừng.
Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, các ngân hàng, công ty tài chính vẫn luôn phát triển và tăng trưởng. Đây là lĩnh vực đặc thù liên quan đến kinh tế nên Chính phủ và nhà nước luôn quan tâm, đề ra những chính sách, chế tài để hoạt động ngân hàng, tài chính tăng trưởng bền vững
Hiện nay nhiều tập đoàn lớn, trên thế giới như: Microsoft, LG, Samsung, Vingroup, ENV, Viettel… chọn Việt Nam thành nơi phát triển cho kế hoạch hoạt động của họ. Do đó mà các doanh nghiệp này đang rất cần lao động là người địa phương, có am hiểu sâu về thị trường tài chính – kinh tế ở Việt Nam và cả khu vực lân cận. Vì vậy có rất nhiều cơ hội việc làm ngành Tài chính – Ngân hàng cho các bạn mới ra trường.
Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân Tài chính – Ngân hàng bạn có cơ hội đảm nhận các vị trí ở lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh đó, bạn có thể ứng tuyển nhiều công việc khác có liên quan đến lĩnh vực tài chính để dễ dàng học tập, lấy kinh nghiệm và phát triển bản thân nếu có dự định tự kinh doanh và thành lập công ty cho riêng mình.
* Ngành Tài chính Ngân hàng là một trong những ngành có nhu cầu việc làm rất cao, với đa dạng lĩnh vực chuyên môn. Có rất nhiều vị trí khác nhau trong những mảng khác nhau của ngành tài chính để bạn lựa chọn.
Với những vị trí nghề nghiệp khá hấp dẫn trên sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – ngân hàng có thể dự tuyển vào vị trí ở các cơ quan khác như:
– Ngân hàng thương mại;
– Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, quỹ đầu tư, …)
– Các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Ngân hàng trung ương, Cục Thuế, Hải quan;
– Công ty kiểm toán;
– Công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán;
– Bộ phần tài chính của các công ty, tập đoàn vừa và lớn
– Phòng Kế hoạch – Tài chính của Các trường đại học, học viện, cao đẳng …
4 . Lý do nên học ngành TC-NH tại ĐH Quốc Tế Bắc Hà. :
Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà được thành lập theo Quyết định số 1369/QĐ – TTg ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Từ khi được thành lập, trường Đại học Quốc tế Bắc Hà đã trở thành một địa chỉ tin cậy của các bậc Phụ huynh và học sinh. Nhà trường luôn luôn chú trọng đào tạo những Sinh viên có đủ phẩm chất, kỹ năng học tập sáng tạo, học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn; mở rộng quan hệ trao đổi, hợp tác Đào tạo, Nghiên cứu với nhiều trường Đại học, Viện nghiên cứu và nhiều tổ chức Quốc tế của các nước như: Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật, Thuỵ Điển, Hà Lan, Đức, Canada, Hàn Quốc,… Đặc biệt, Trường cũng nhận được tài trợ của các nước, các tổ chức quốc tế và các trường đại học trong khu vực
– Trường có cơ sở vật chất sang trọng, hiện đại, đầy đủ phòng học lý thuyết, thực hành, hệ thống thư viện hệ thống thông tin…đáp ứng đầy đủ yêu cầu về giảng dạy cho giảng viên và sinh viên
_ Với đội ngũ giảng viên bao gồm các Giáo Sư, Tiến Sĩ, các thầy cô giàu kinh nghiệm, học tập cùng các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước luôn tâm huyết với nghề giúp sinh viên có được những kiến thức tốt nhất, để sau này trở thành những cử nhân xuất sắc trong ngành.
_ Trong những năm qua nhà trường luôn coi nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đảm bảo chuẩn đầu ra, đáp ứng các yêu cầu kinh tế-xã hội, vừa là trách nhiệm cao cả đối với Tổ quốc, vừa là mục tiêu, vừa là “điều kiện sống còn” và động lực phát triển của Trường
_ Phương pháp giáo dục hiện đại : Học theo phương pháp giáo dục trải nghiệm giúp phát triển toàn diện: kỹ năng quan sát, tổng hợp thông tin, tư duy xử lý vấn đề,…
_Chương trình đào tạo : Chương trình đào tạo tiêu chuẩn Quốc tế giúp sinh viên cập nhật kiến thức và kỹ năng thực tế theo xu hướng của doanh nghiệp
_ Chuẩn đầu ra ngoại ngữ : Thành thạo tự tin giao tiếp tiếng Anh trong môi trường học tập Quốc tế. Chuẩn đầu ra IELTS 5.5
_Phát triển kỹ năng mềm : Hơn 100+ sự kiện phát triển kỹ năng cho sinh viên hàng năm
_Trải nghiệm nghề nghiệp : Cơ hội thực tập ở công ty, tập đoàn lớn để vươn tới xây dựng sự nghiệp ở quy mô quốc tế: CPA, KPMG, EY, Nestlé, H&M, Ford…
Để theo học ngành tài chính ngân hàng các bạn có thể đăng ký xét tuyển theo các phương thức dưới đây:
Phương thức xét tuyển vào trường
– Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia
– Phương thức 2: Xét tuyển theo học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm;
– Phương thức 3: Xét tuyển theo học bạ kỳ 1 của lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm;
– Phương thức 4: Tổ chức thi tuyển theo đợt tuyển sinh của Trường.
– Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế và kết quả thi THPT
– Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức;
– Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức;
– Phương thức xét tuyển online tại: https://xettuyendaihoc.net/dang-ky-xet-tuyen-truc-tuyen/
IV. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
– Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu);
– Học bạ THPT (bản sao);
– Giấy chứng nhận kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
– Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao);
– Bằng và Bảng điểm các hệ đã học (bản sao);
– Lệ phí xét tuyển: Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– 02 ảnh 3×4 (chụp trong vòng 06 tháng).
V. Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển
– Xét tuyển đợt 1: Từ ngày 15/01/2023 đến ngày 30/03/2023;
– Xét tuyển đợt 2: Từ ngày 01/04/2023 đến ngày 30/08/2023;
– Xét tuyển đợt 3: Từ ngày 01/09/2023 đến ngày 15/12/2023.
VI. Mức học phí
– Hệ đào tạo Đại học: 350.000 VNĐ /tín chỉ
– Hệ đào tạo chất lượng cao: 550.000 VNĐ/tín chỉ.
VII. Nơi tiếp nhận hồ sơ
VPTS: 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0393.861.092